NSUT Diệu Hiền-NSUT Vũ Linh: Ấm Tình Thầy Trò

Ngọc Loan và Trúc Vân đảm nhiệm.

Moderators: truc van, LL

NSUT Diệu Hiền-NSUT Vũ Linh: Ấm Tình Thầy Trò

Postby tieuthanhthanh » Mon Nov 19, 2012 10:41 pm

NSƯT Diệu Hiền-NSƯT Vũ Linh: Ấm tình thầy trò!

Không có NSƯT Diệu Hiền sẽ không có NSƯT Vũ Linh như ngày hôm nay và ngược lại. Tình thầy trò của họ gắn bó, tận lực hỗ trợ nhau trên sân khấu cũng như trong cuộc sống
Image

Trong giới sân khấu, từ trước đến nay có nhiều gương thầy trò sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau cùng vươn tới thành công. Nhưng được “truyền tụng” nhiều nhất về tình yêu thương, hết lòng dìu dắt nhau vượt bao hoạn nạn để trụ vững trên sân khấu và trong cuộc sống thì phải kể đến thầy trò NSƯT Diệu Hiền và NSƯT Vũ Linh.
Thương nhau như người thân
NSƯT Diệu Hiền có nhiều học trò nhưng đa số là nữ. Bà chỉ nhận một học trò nam là Vũ Linh. Nhắc lại thời trai trẻ đầy ngỗ nghịch của cậu học trò này, bà kể: “Cậu bé tên Võ Văn Ngoan nhưng không ngoan chút nào. Tôi nhận Linh theo học nghề lúc còn ở gánh hát Kim Chưởng. Gánh hát dọn đến đâu đều bị mắng vốn do tật lý lắc, phá phách của Linh”.
Nữ nghệ sĩ lừng lẫy một thời trên sân khấu này cho biết có lần Vũ Linh đánh con của một quan lớn vì bị người này mắng “Lũ tụi bây là phường xướng ca vô loại”. Bà đã bắt Linh về quỳ gối trên vỏ sầu riêng và răn dạy cách cư xử ở đời đến tàn cây nhang mới cho đứng lên.
Image

Thời đó, bà thương cậu học trò chỉ toàn đóng vai kép phụ nên định năn nỉ anh kép chánh giả bệnh để học trò mình có dịp đóng thế vai ghi dấu ấn với bà bầu. “Nhưng rồi tôi nghĩ lại nếu chuyện đổ bể, Linh sẽ tổn thương. Khi hay tin nghệ sĩ Minh Tơ - thân phụ của NSND Thanh Tòng - nhận Linh vào đoàn, sau 3 tháng đã làm kép chánh, tôi khóc như mưa vì sung sướng” - NSƯT Diệu Hiền nhớ lại.
Với Vũ Linh, NSƯT Diệu Hiền không chỉ là người thầy dìu dắt anh trong nghề mà còn là người hết lòng vực anh dậy mỗi khi phạm lỗi lầm, sa cơ. Đời nghệ sĩ vốn lắm chông gai, lúc thăng lúc trầm, những lúc vấp ngã tưởng chừng đã buông tay tất cả cũng là lúc anh được thầy kéo ra khỏi vùng tối tăm.
Nam nghệ sĩ này xúc động kể lại: “Tôi không hạnh phúc trong chuyện tình cảm nên chán nản, tìm quên trong trò đen đỏ. Chị (NSƯT Diệu Hiền) biết, tìm đến tận nơi tôi đang sát phạt. Vừa nhìn thấy chị, tôi run quá, co chân chạy trốn. Chị nói lớn: “Mày có tin tao sẽ lao đầu xuống chung cư này nếu mày không đứng lại”. Tôi đứng lại, tưởng rằng sẽ nghe chị trút cơn giận. Nhưng không, chị ôm tôi vào lòng rồi khóc: “Công chúng cho mình ánh hào quang đâu phải để em sống như vầy?”.
Không lâu sau, mẹ của Vũ Linh qua đời, con gái bỏ nhà đi xa. Anh khủng hoảng tinh thần, muốn buông xuôi tất cả. Lúc này, người thầy vẫn luôn dõi theo từng bước chân của học trò đã nâng anh đứng dậy: “Chị tìm con gái tôi về, rồi cùng tôi lo hậu sự cho mẹ. Tôi còn nhớ lời chị: “Hãy biến nỗi đau mất mẹ để hát thật hay, vì mẹ đã đưa em đến với nghề” - nghệ sĩ Vũ Linh kể.
Trả nghĩa cho thầy
NSƯT Diệu Hiền cho rằng có lẽ đời nghệ sĩ phải chịu nhiều nạn kiếp mới diễn hay, được khán giả thương. Khi còn trẻ, chị không ý thức lo chuyện sau này của bản thân nên cứ sống đời “gạo chợ nước sông”, tới đâu hay tới đó và khi gặp nạn, bên mình chỉ còn lại đứa học trò tận tâm lo cho thầy. “Cuộc hôn nhân không hạnh phúc với cố nghệ sĩ Út Hậu khiến tôi cô độc, tìm quên bên rượu, thuốc lá…
Một lần đi lưu diễn xa, nửa đêm hỏa hoạn xảy ra trên ghe khiến tôi bị phỏng 2/3 lưng. Nghe tin, Linh xin nghỉ hát 3 tháng để về Hậu Giang chăm sóc tôi. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ hình ảnh Linh đút từng muỗng cháo cho tôi ăn mà nước mắt chảy dài” - NSƯT Diệu Hiền kể lại.
Image
Lúc Vũ Linh gặp nạn được thầy tận tình giúp đỡ, hỗ trợ vượt khó, đến khi thầy gặp khó, học trò lại ra tay tương trợ. Họ giúp nhau ngoài tình nghĩa thầy trò còn là đồng nghiệp, những người chung “kiếp tằm phải nhả tơ”. Hiện tại, khi mọi sóng gió qua đi, Vũ Linh vẫn muốn trả nghĩa cho thầy.
Anh đã âm thầm mua trả góp đất Nhà nước phân phối theo tiêu chuẩn cho những nghệ sĩ đã có nhiều cống hiến đối với sân khấu cải lương để tặng NSƯT Diệu Hiền. Bởi nữ nghệ sĩ này nay đã trên 70 tuổi mà vẫn phải đi ca ở quán bia vọng cổ mỗi tối để kiếm sống. Căn hộ tập thể của chị ở tầng 3 đường Tân Khai, quận 10 - TPHCM xuống cấp trầm trọng mà có đến hơn 10 nhân khẩu sống chen chúc trong đó.
“Tôi không xem việc mua đất tặng thầy là trả ơn mà chỉ là sự sẻ chia, tăng thêm niềm tin vào nghề. Thầy trò tôi đã đi lên từ đôi bàn tay trắng, phải sống sao cho xứng với tình thương khán giả” - NSƯT Vũ Linh chia sẻ. Riêng NSƯT Diệu Hiền, bà sung sướng với món quà của người học trò “ngỗ nghịch” ngày nào, bởi từ mảnh đất đó bà đã có một căn nhà khang trang lần đầu tiên đứng tên mình.

Bài và ảnh: THANH HIỆP
Nguồn:NLD
tieuthanhthanh
Member
 
Posts: 1398
Joined: Wed Feb 23, 2005 10:03 pm

Re: NSUT Diệu Hiền-NSUT Vũ Linh: Ấm Tình Thầy Trò

Postby masauchat » Tue Nov 20, 2012 8:48 am

Cám ơn ttt chia xẻ. Thấy thương ổng quá...
masauchat
Member
 
Posts: 2711
Joined: Mon Sep 22, 2008 8:24 pm

Re: NSUT Diệu Hiền-NSUT Vũ Linh: Ấm Tình Thầy Trò

Postby thanhthao78 » Tue Nov 20, 2012 9:01 am

Hôm nay 20/11 ngày Hiến Chương Nhà Giáo, mong tình Thầy Trò luôn mãi vững bền và là gương soi cho lớp trẻ.
thanhthao78
Member
 
Posts: 243
Joined: Tue Oct 21, 2008 12:16 am

Re: NSUT Diệu Hiền-NSUT Vũ Linh: Ấm Tình Thầy Trò

Postby masauchat » Wed Nov 21, 2012 6:08 pm

:yes: :yes: :yes: :agreed: :agreed: :agreed: với HLam và MLP.
Cho hỏi, bên Mỹ mỗi năm có Teachers Day Ngày của Giáo Chức, Hội Phụ Huynh Học Sinh làm tiệc đãi giáo chức một bửa cơm trưa (lunch) và các ông/bà phải vào trường để coi lớp/học sinh, cho thầy/cô giáo đi ăn trưa lâu hơn ngày thường là 1/2 giờ đồng hồ.
Còn bên nhà gọi là Hiến Chương Nhà Giáo mà hiến chương là gì vậy? Chữ mới quá má6 không hiểu... :ym105: :ym105: :ym105:
masauchat
Member
 
Posts: 2711
Joined: Mon Sep 22, 2008 8:24 pm

Re: NSUT Diệu Hiền-NSUT Vũ Linh: Ấm Tình Thầy Trò

Postby thiendi » Wed Nov 21, 2012 7:01 pm

Dạ, Masau :
Trước đây, ngày 20/11 hàng năm gọi là ngày Hiến Chương Các Nhà Giáo.
Sau này, đổi là ngày Nhà Giáo Việt Nam để tôn vinh các Thầy Cô Giáo và ngành Giáo Dục.

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được còn tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
thiendi
Member
 
Posts: 392
Joined: Thu Apr 14, 2011 8:46 am

Re: NSUT Diệu Hiền-NSUT Vũ Linh: Ấm Tình Thầy Trò

Postby Ti » Thu Nov 22, 2012 10:43 am

Nói về cách luyến giọng hát, a Linh vẫn còn ảnh hưởng phong cách của bà thầy Diệu Hiền, nhất là cách đang hát ở tông thường rồi bắn giọng lên cao vút rồi trở ngược về câu, rất hay và cảm xúc rất mạnh. Lúc thu Lưỡng Quốc, đoạn gọi "Diệp Cơ... Diệp Cơ..." a Linh phá phách nhái giọng sư phụ Diệu Hiền, "Lê Minh... dũng tướng Lê Minh ... Lê Minh ơi Lê Minh ơi, từng giọt máu rơi rơi vào lòng đất Mẹ" anh đưa đôi mắt nhìn lí lắc như sợ có bà thầy kế bên vậy làm Ti ngồi cười khúc khích... mấy lúc phá phách ổng con nít thì thôi :ym1:

Ns Diệu Hiền thu tiếng trích đoạn Nhụy Kiều Tướng Quân với Vũ Linh rất hay. Hai người giọng sang sảng và quăng bắt với nhau trong tình cảm và giọng ca rất nghệ thuật và say hồn. Chính vì vậy mà Ti đã vào lòng hay vào máu luôn cách a Linh vô vọng cổ trong trích đoạn này mà không bao giờ nghe anh xử dụng cách ca này mãi cho đến khi tuồng NTTPS, anh xử dụng lại, không biết là vì cảm hứng hay lý do gì, nhưng đối với Ti thì Ti giựt mình và xúc động vì Ti có được giọng ca này cho kịch bản của mình :yes: Điệu nhạc "A Li San" cũng được cặp sư phụ-đệ tử này song tấu ở bậc nhất, chưa bao giờ được nghe hai giọng ca mạnh và tràn đầy cảm xúc như vậy.
Ti
Site Admin
 
Posts: 24046
Joined: Fri May 28, 2004 6:08 pm

Re: NSUT Diệu Hiền-NSUT Vũ Linh: Ấm Tình Thầy Trò

Postby Ti » Thu Nov 22, 2012 2:24 pm

Ui, chị chưa nghe hả ... uổng uổng ... Đây nè, nghe đi rồi té ầm ầm không ai đỡ ... há há...

viewtopic.php?f=3&t=12
Ti
Site Admin
 
Posts: 24046
Joined: Fri May 28, 2004 6:08 pm

Re: NSUT Diệu Hiền-NSUT Vũ Linh: Ấm Tình Thầy Trò

Postby Ti » Thu Nov 22, 2012 7:44 pm

hahaha... em nói rồi mà.
Ti
Site Admin
 
Posts: 24046
Joined: Fri May 28, 2004 6:08 pm

Re: NSUT Diệu Hiền-NSUT Vũ Linh: Ấm Tình Thầy Trò

Postby Ti » Thu Nov 22, 2012 7:45 pm

Mailinhphương wrote:Ti ơi Ti ời chết ngay lập tớc vì nó đã lổ nhĩ quá,vừa mở lên anh Linh vào điệu nghe phê quá làm đau tim chết được đi thôi..... :babyfred: quá đã :babyfred:
Vậy là P cũng chưa nghe luôn! Cũng may có bài báo này mà Ti có dịp đưa link trích đoạn này.
Ti
Site Admin
 
Posts: 24046
Joined: Fri May 28, 2004 6:08 pm

Next

Return to Báo chí, Bài Viết và Hình Ảnh

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest