Đường Thi

Đường Thi

Postby tieuthanhthanh » Wed Jul 29, 2009 7:33 pm

Hoài Thượng Biệt Cố Nhân
Trịnh Cốc

Dương tử giang đầu dương liễu xuân,
Dương hoa sầu sát độ giang nhân.
Sổ thanh phong địch li đình vãn,
Quân hướng Tiêu Tương ngã hướng Tần.

Dịch thơ
Từ Biệt Bạn Ở Trên Sông Hoài
Trần Trọng Kim

Liễu mùa xuân, bến sông Giang,
Qua sông ai thấy hoa dương, ngậm ngùi.
Gió đưa điệu sáo muộn rồi,
Anh sang bến Sở, ta lui cõi Tần.

Thoát dịch ( trong tuồng Song Nữ Loạn Viên Môn)
Sông dương bờ liễu xanh rì
Hoa dương gụt chết người đi sang đò
Chia tay tiếng sáo mơ hồ
Tiêu Tương bạn tới tôi vô xứ Tần

Giọng ngâm Vũ Linh...
http://www.youtube.com/watch?v=NNLl0nvjsQg
SNLVM
tieuthanhthanh
Member
 
Posts: 1398
Joined: Wed Feb 23, 2005 10:03 pm

Re: Đường Thi

Postby tieuthanhthanh » Sat Apr 03, 2010 11:19 pm

Dịch Thủy Tống Biệt
Lạc Tân Vương

Thử địa biệt Yên Đan
Tráng sĩ phát xung quan
Tích thời nhân dĩ một
Kim nhật thủy do hàn

Tiễn Biệt Ở Sông Dịch
Trần Trọng Khiêm

Đất này tử biệt Yên Đan,
Tóc đầu đứng ngược, máu hờn nóng sôi.
Người xưa khuất bóng đi rồi,
Ngày nay còn thấy nước trôi lạnh lùng.
tieuthanhthanh
Member
 
Posts: 1398
Joined: Wed Feb 23, 2005 10:03 pm

Re: Đường Thi

Postby tieuthanhthanh » Sat Apr 03, 2010 11:43 pm

Thanh Bình Điệu
(Lý Bạch - Dịch thơ Trần Trọng Khiêm)

#1
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung,
Xuân phong phất hạm lộ hoa nồng.
Nhược phi Quần-ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng dao-đài nguyệt hạ phùng

#2

Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương,
Vân vũ Vu-sơn uổng đoạn trường.
Tá vấn Hán cung thùy đắc tự?
Khả liên Phi-Yến ỷ tân trang.

#3

Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Thường đắc quân vương đái tiếu khan.
Giải thức xuân phong vô hạn hận,
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.

Dịch
Thanh Bình Điệu

#1

Mây tưởng áo xiêm, hoa tưởng mặt,
Được gió xuân, khí chất tốt bừng.
Trên Quần Ngọc đã thấy chăng,
Hoặc Dao Đài gặp dươi trăng ngày nào.

#2

Một cành đỏ tốt hương một khối,
Buồn mây mưa trên núi Vu Sơn.
Hỏi Hán cung đã ai hơn,
Họa chăng Phi Yến mới toan sánh cùng.

#3

Khuynh quốc với danh hoa vừa thích,
Đấng quân vương khúc khích vui cười.
Gió xuân xiết nỗi bùi ngùi,
Trầm Hương đình bắc dựa ngoài lan can.

Dịch thơ - Ngô Tất Tố
Điệu Nhạc Thanh Bình

#1

Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng,
Gió xuân dìu dặt, giọt sương trong.
Ví chăng non Ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông!

#2

Hương đông móc đượm, một cành hồng,
Non Giáp mây mưa những cực lòng.
Ướm hỏi Hán cung ai mảng tưởng?
Điểm tô, nàng Yến tốn bao công!

#3

Sắc nước, hương trời, khéo sánh đôi,
Quân vương nhìn ngắm những tươi cười.
Sầu xuân man mác tan đầu gió,
Cửa bắc đình Trầm đứng lả lơi.
tieuthanhthanh
Member
 
Posts: 1398
Joined: Wed Feb 23, 2005 10:03 pm

Re: Đường Thi

Postby tieuthanhthanh » Tue Nov 15, 2011 8:42 pm

Quan Thư (Chu-nam I)
(Thi Kinh Tập Truyện - Khổng Tử san-định - Dịch-giả: Tạ Quang Phát)

1. Quan quan thư-cưu.
2. Tại hà chi châu.
3. Yểu-điệu thục nữ,
4. Quân-tử hảo cầu.

Dịch nghĩa

1. Đôi chim thư-cưu hót hoạ nghe quan quan.
2. Ở trên cồn bên sông.
3. Người thục nữ u-nhàn,
4. Phải là lứa tốt của bực quân-tử (vua).

Dịch thơ

Quan quan kìa tiếng thư-cưu,
Bên cồn hót hoạ cùng nhau vang dầy.
U-nhàn thục-nữ thế này,
Xứng cùng quân-tử sánh vầy lứa duyên.

Chú-giải của Chu Hy
Chương này thuộc thể hứng. Quan quan, tiếng chim trống chim mái ứng hoạ nhau. Thư-cưu, loài chim nước, lại có một tên nữa là vương-thư, hình trạng giống như chim phù-y, nay trong khoảng Trường giang và sông Hoài thì có chim ấy. Chim này sống có đôi nhất đinh mà không hề lẫn lộn. Hai con thường lội chung mà không lả-lơi, cho nên sách của Mao-công nói rằng: Đôi chim thư-cưu tình-ý chí thiết khắn-vó đậm-đà, nhưng lúc nào cũng giữ gìn cách biệt.
Sách Liệt nữ truyện cho là người ta chưa từng thấy chim thư-cưu sống dư cặp hay sống lẻ-loi, là vì tính nó như thế. Hà, tên thông-dụng của những dòng nước chảy ở phương bắc. Châu, cồn đất ở giữa sông có thể ở được. Yểu-điệu là ý u-nhàn, u-tịch yên lặng và nhàn-nhã. Thục, hiền lành. Nữ, con gái chưa gả chồng, nói nàng Thái-tự, vợ vua Văn-vương, lúc còn ở nhà với cha mẹ. Quân-tử, chỉ vua Văn-vương. Hảo, đẹp, lành. Cầu đôi lứa. Sách của Mao-Công nói chí là rất, tình-ý rất thiết-tha đậm-đà.
Hứng, là trước nói một vật gì để sau dẫn đến lời ca vịnh
Vua Văn-vương nhà Chu sinh có thánh đức, lại được bậc thánh nữ họ Tự để kết-hôn. Những người trong cung, lúc nàng Thái-Tự mới đến, thấy nàng có đức hạnh u-tịch nhàn-nhã và trinh-chuyên, bèn làm thơ này rằng: Kìa đôi chim thư-cưu nghe hót quan quan, đang ứng hoạ với nhau ở trên cồn bên sông. Người thục-nữ yểu điệu nầy há không phải là lứa tốt của bậc quân-tử Văn-vương hay sao? Có ý nói nàng Thái-Tự và vua Văn-vương cùng hoà vui mà cung kính lẫn nhau, cũng như tình chí thiết đậm-đà mà lúc nào cũng giữ gìn cách-biệt của đôi chim thư-cưu vậy.
Về sau hễ nói hứng thì ý văn cũng phỏng theo chương nầy.
Ông Khuông-Hành nhà Hán nói rằng: Yểu-điệu thục-nữ, Quân-tử hảo cầu, là nói rằng Thái-Tự rất mực trinh-thục không thay tiết-tháo. Những rung cảm về tình-dục không hề lẫn vào nghi-dung, những ý vui riêng không lộ ra cử-chỉ, có được như thế rồi mới có thể phối-hợp với bậc chí-tôn và làm chủ-tế tông miếu. Vì đó là đầu mối của cương-thường và của nền vương-hoá. Giảng Kinh Thi như thế đáng gọi là người khéo nói vậy./.
tieuthanhthanh
Member
 
Posts: 1398
Joined: Wed Feb 23, 2005 10:03 pm

Re: Đường Thi

Postby tieuthanhthanh » Tue Nov 15, 2011 9:06 pm

Quan Thư
(Chương II - câu 5-12)

5. Sâm-si hạnh thái,
6. Tả hữu lưu chi,
6. Yểu-điệu thục nữ,
8. Ngộ mỵ cầu chi.
9. Cậu chi bất đắc,
10. Ngộ mỵ tư bặc.
11. Du tai! Du tai!
12. Triển chuyển phản trắc.

Dịch nghĩa

5. Rau hạnh cộng dài cộng ngắn không đều nhau,
6. Phải thuận theo dòng nước sang bên tả bên hữu mà hái.
7. Người thục-nữ u-nhàn ấy.
8. Khi thức khi ngủ đều lo cầu cho được nàng.
9. Nếu cầu mà không được,
10. Thì khi thức khi ngủ đều tưởng nhớ.
11. Tưởng nhớ xa-xôi thay! Tưởng nhớ xa-xôi thay!
12. Vua cứ lăn qua trở lại mãi nằm không yên giấc.

Dịch thơ

So le rau hạnh lơ thơ,
Hái theo dòng nước ven bờ đôi bên.
U-nhàn thục-nữ chính-chuyên.
Nhớ khi thức ngủ triền-miên chẳng rời.
Nếu cầu mà chẳng được người.
Khi mơ khi tỉnh bồi hồi nhớ thương.
Xa-xôi trông nhớ đêm trường,
Chiếc thân trằn trọc trên giường nào yên.

Chú giải của Chu Hy
Chương nầy thuộc thể hứng. Sâm si, dáng dài ngắn không đồng đều nhau. Hạnh, rau tiếp-dư, rễ mọc ở đáy nước, lá màu đỏ tía hình tròn, bề kính hơn một tấc, nổi trên mặt nước. Hoặc tả hoặc hữu, vô định không thường, khi bên trái khi bên mặt. Lưu, thuận theo dòng nước mà hái lấy. Hoặc ngộ hoặc mỵ, không lúc nào là không, khi thức khi ngủ đều nhớ đến nàng. Bặc, nhớ. Du, dài, xa-xôi. Triển, lăn nửa vòng. Chuyển, lăn trọn vòng. Phản, lăn lại. Trắc, lăn nghiêng. Đều là nằm không yên giấc.
Chương nầy nói vào lúc chưa cầu được nàng Thái-Tự: Rau hạnh cộng ngắn cộng dài không đều kia, phải thuận theo dòng nước sang bên tả sang bên hữu mà hái. Người thục-nữ yểu-điệu ấy, khi thức khi ngủ vua không quên lo cầu cho được nàng, vì nàng ấy với đức hạnh ấy trên đời không thường có vậy. Nếu cầu nàng mà không được thì không có ai phối-hợp với vua để thành việc nội-trị hoàn mỹ. Cho nên vua lo nghĩ sâu-xa không xiết đến thế ấy.
tieuthanhthanh
Member
 
Posts: 1398
Joined: Wed Feb 23, 2005 10:03 pm

Re: Đường Thi

Postby tieuthanhthanh » Tue Nov 15, 2011 10:37 pm

Quan Thư
(Chương III - câu 13-20)

13. Sâm-si hạnh thái,
14. Tả hữu thể chi.
15. Yểu-điệu thục-nữ,
16. Cầm sắt vĩ chi,
17. Sâm-si hạnh thái,
18. Tả hữu mạo chi.
19. Yểu-điệu thục-nữ,
20. Chung cổ lạc chi.

Dịch nghĩa

13. Rau hạnh so le không đều nhau,
14. Phải thuận theo dòng nước sang bên tả bên hữu chọn hái lấy.
15. Người thục-nữ u-nhàn ấy,
16. Phải đánh đàn cầm đàn sắt mà thân ái nàng.
17. Rau hạnh cộng dài cộng ngắn không đều nhau,
18. Phải nấu chín mà dâng lên ở hai bên.
19. Người thục-nữ u-nhàn ấy,
20. Phải khua chuông đánh trống để nàng mừng vui.

Dịch thơ

Vắn dài rau hạnh bên sông,
Kiếm tìm mà hái theo dòng đôi bên.
Được người thục-nữ, chính-chuyên.
Mến nàng, cầm sắt đánh lên vang dầy.
Bên sông rau hạnh vắn dài.
Đem về nấu chín mà bày hai bên.
Được người thục-nữ chính-chuyên.
Để nàng vui thích, vang rền trống chuông.

Chú giải của Chu Hy

-Chương nầy thuộc hứng. Thể (thái) chọn mà hái lấy. Mạo, nấu chín mà dâng lên. Cầm, cây đàn 5 dây hoặc 7 dây. Sắt, đàn 25 dây, đều là loại đàn dây tơ, loại nhạc khí nhỏ. Vĩ (hữu), ý thân ái. Chung, cái chuông, loại nhạc khí bằng đồng. Cổ, cái trống, loại nhạc khí to bằng da. Lạc, ý thuận hoà vui-vẻ.
-Chương nầy nói vào lúc tìm được nàng: rau hạnh cộng ngắn cộng dài không đều kia, phải chọn hái rồi nấu luộc mà dâng lên. Người thục-nữ yểu-điệu ấy đã cầu được rồi, phải thân ái để làm cho nàng vui, vì rằng người ấy với đức hạnh ấy trên đời không thường có vậy. Hôm nay mà cầu được nàng, thì đã được người để phối-hợp với vua thành việc nội-trị. Cho nên tỏ ý vui mừng tôn kính không xiết như thế vậy.

*Thiên Quan-thư có 3 chương, 1 chương 4 câu, 2 chương 8 câu.
-Khổng-tử nói rằng: " Thiên Quan-thư vui mà không dâm, buồn mà không thương tâm". Tôi cho rằng: Lời ấy đối với thơ Quan-thư nầy đúng với sự đoan-chính của tính tình và sự điều-hoà của thanh khí. Vì rằng đức hạnh như chim thư-cưu, tình chí-thiết đậm-đà mà vẫn giữ gìn cách biệt, thì sự đoan-chính về tính tình của bà Hậu-phi Thái-Tự hẳn đã có thể nhận thấy được một phần rồi. Đến việc thức ngủ lăn qua trở lại, đánh đàn cầm đàn sắt, khua chuông đánh trống, niềm vui buồn đã tột bực và đều không quá khuôn khổ phép tắc, thì sự đoan-chính về tính tình của người làm thơ ấy lại có thể nhận thấy được cả toàn thể rồi vậy. Riêng sự điều-hoà về thanh khí thì không thể nghe được. Tuy là đáng hận, nhưng học-giả hãy thưởng-thức nghĩa lý ở trong lời thơ ấy để bồi-dưỡng tâm tính, thì cũng có thể nắm được căn bản của việc học Kinh Thi vậy.
-Khuông-Hành nói rằng: Phối-hợp thành vợ chồng là mối đầu của việc phồn-sinh của dân chúng, là nguồn cội của vạn phúc. Nghi lễ của hôn nhân được chính đáng thì về sau phẩm-vật thoả-thuận và thiên mệnh mới hoàn-toàn.
-Mạnh-tử đã khảo-luận Kinh Thi, lấy thiên Quan-thư làm đầu, ý nói rằng trên hơn hết là bực cha mẹ dân, đức hạnh của bà Hậu-phi phu-nhân nếu chẳng ngang bằng trời đất, thì không lấy gì mà thờ phụng thần linh để điều-hoà sự thích-nghi của vạn vật. Từ đời trước trở lại, việc hưng phế của ba đời Hạ, Thương, Chu chưa có bao giờ không do ở đây vậy./.
tieuthanhthanh
Member
 
Posts: 1398
Joined: Wed Feb 23, 2005 10:03 pm

Re: Đường Thi

Postby bichthanh » Sat Nov 19, 2011 12:32 am

:thanks: :thanks: :thanks: chị TTT nhiều lắm , công nhận chị chịu khó sưu tầm nhiều cái mới lạ để chia sẻ với mọi người ghê ta !!!
Bài Quan thư này hình như trong NTT chị Ti có nhắc đến qua lời giải thích của Ngũ Ca !
tặng chị nè :flower: :flower: :flower:
bichthanh
Member
 
Posts: 690
Joined: Sun Dec 12, 2010 4:52 pm

Re: Đường Thi

Postby tieuthanhthanh » Wed Aug 08, 2012 1:22 am

Bắc Môn (Bội Phong 15)
(Thi Kinh Tập Truyện - Khổng Tử san định - Dịch giả Tạ Quang Phát)


Chương I

1. Xuất tự bắc mân (môn),
2. Ưu tâm ân ân.
3. Chung cụ thả bần.
4. Mạc tri ngã cân (gian)
5. Dĩ yên ti (tai)!
6. Thiên thực vi chi.
7. Vị chi hà ti (tai)?

Dịch nghĩa:

1. Đi ra từ cửa bắc,
2. Lòng buồn ảo não.
3. Rốt cuộc đã nghèo đã khó.
4. Không ai biết nỗi gian nan của ta.
5. Đã đành vậy thôi!
6. Trời thật đã làm như thế,
7. Thì còn nói làm sao nữa đặng?

Dịch thơ:

Ta từ cửa bắc đi ra,
Lòng buồn ảo não xót xa muôn vàn.
Suốt đời khốn khó bần hàn,
Không ai biết nỗi gian nan ngậm ngùi.
Đã đành như thế vậy thôi.
Thật vì cảnh ấy do trời làm ra.
Nói làm sao nữa được mà!

Chú giải của Chu Hy :

Chương này thuộc tỷ. bắc môn = cửa bắc, quay lưng lại dương, hướng mặt về âm, ngược với ánh sáng, hướng về bóng tối; ân ân = buồn; cụ = không có gì cung ứng về nghi lễ.

Người hiền tài nước Vệ ở vào thời loạn, phải thờ hôn quân, vì bất đắc chí cho nên đi ra cửa bắc mà phô tả việc ấy để tự ví với mình, và lại than thở sự nghèo khó của mình mà người ta không biết đến, rồi đổ về cho trời vậy.

Chương II

8. Vương sự thích ngã,
9. Chính sự nhất tỳ ích ngã.
10. Ngã nhập tự ngoại,
11. Thất nhân giao biến chính ngã.
12. Dĩ yên ti (tai)!
13. Thiên thực vi chi.
14. Vị chi hà ti (tai)?

Dịch nghĩa:

8. Việc vua sai cứ đến ta,
9. Việc chính trị nhất thiết dồn dập lại vào ta.
10. Ta từ ngoài bước vào nhà,
11. Người trong nhà đều chỉ trích ta.
12. Đã đành vậy thôi!
13. Trời thật đã làm như thế.
14. Thì còn nói làm sao nữa?

Dịch thơ:

Việc vua sai khiến một ta,
Bao nhiêu chính sự tăng gia vào mình.
Từ ngoài ta đến gia đình,
Người nhà chỉ trích thậm tình vào ta.
Đành thôi như thế đấy mà!
Thật vì cảnh ấy trời đã khiến xui.
Nói làm sao nữa hởi ôi!

Chú giải của Chu Hy:

Chương nầy thuộc phú. vương sự = việc của vua sai khiến; thích = đi đến; chính sự = việc chính trị của nước ấy; nhất = hềt thảy; tỳ = bồi thêm cho dầy cho nhiều; thất = nhà; trích = trách.

Việc của vua sai cứ đến ta mãi, việc chính trị nhất thiết cứ tăng thêm mãi vào ta. Việc đã lao nhọc như thế mà ta lại nghèo khó lại quá lắm. Người nhà đã đến lúc không lấy gì mà sống yên được, đều cùng chỉ trích ta. Thế thì nỗi khốn đốn ở trong và ở ngoài đã tột bực rồi vậy.

Chương III

15. Vương sự đôi ngã,
16. Chính sự nhất tỳ dôi (dị) ngã.
17. Ngã nhập tự ngoại,
18. Thất nhân giao biến tồi ngã.
19. Dĩ yên ti (tai)!
20. Thiên thực vi chi.
21. Vị chi hà ti (tai)!

Dịch nghĩa:

15. Việc vua sai cứ ném vào ta,
16. Việc chính trị nhất thiết cứ dồn dập vào ta.
17. Ta từ ngoài bước vào nhà,
18. Người trong nhà đều hủy hoại ta.
19. Đã đành vậy thôi!
20. Trời thật đã làm như thế.
21. Thì còn nói làm sao nữa?

Dịch thơ:

Việc vua cứ ném vào mình,
Riêng nhiều chính sự riêng dành ta thôi.
Vào nhà ta bước từ ngoài.
Người nhà hủy hoại lắm lời với ta.
Thôi đành như thế đấy mà!
Thật vì cảnh ấy trời đã khiến xui.
Nói làm sao nữa hởi ôi!

Chú giải của Chu Hy:

Chương nầy thuộc phú. đôi = ném, liệng; dị (đọc dôi cho hợp vận) = gia tăng thêm; tồi = hủy hoại.

Thiên Bắc môn có 3 chương, mỗi chương 7 câu.

Dương thị nói rằng: Người trung tín thì phải được bổng lộc trọng hậu. Như thế là để khuyến khích kẻ sĩ. Tôi trung của nước Vệ đến nỗi phải nghèo khó, mà chẳng ai hiểu biết đến nỗi gian khổ. Thì đó là không có đạo khuyến khích kẻ sĩ vậy. Cho nên người làm quan mới bất đắc chí. Nhưng trái lại đấng tiên vương coi kẻ bầy tôi như tay chân, thì há lại có sự đem công việc ném dồn vào cho kẻ bầy tôi mà không hiểu biết đến nỗi gian khổ hay sao? Nhưng nay vua đã không chọn công việc để giao phó cho kẻ bầy tôi, và kẻ bầy tôi ấy lại không có lời thán oán, vì biết rằng chẳng làm sao được, nên cứ đổ trút cho trời, thì quả là bực tôi trung vậy./.

********

Trích Triệu Phi Loạn Yên Bang

15. Vương sự đôi ngã,
16. Chính sự nhất tỳ dôi (dị) ngã.
17. Ngã nhập tự ngoại,
18. Thất nhân giao biến tồi ngã.
19. Dĩ yên ti (tai)!
20. Thiên thực vi chi.
21. Vị chi hà ti (tai)!

Bao nhiêu chính sự vào ta
Chuyện công chuyện nhà cũng ta
Thế mà phải đứa thất phu
Nó chẳng nễ trọng đến ta
Đành thôi như thế đấy mà
Cũng tại ông trời khiến xui
Nói làm sao nữa hởi ôi!
tieuthanhthanh
Member
 
Posts: 1398
Joined: Wed Feb 23, 2005 10:03 pm

Re: Đường Thi

Postby tieuthanhthanh » Wed Aug 08, 2012 1:26 am

Bắc Môn (Bội Phong 15)
(Thi Kinh Tập Truyện - Khổng Tử san định - Dịch giả Tạ Quang Phát)


Chương I

1. Xuất tự bắc mân (môn),
2. Ưu tâm ân ân.
3. Chung cụ thả bần.
4. Mạc tri ngã cân (gian)
5. Dĩ yên ti (tai)!
6. Thiên thực vi chi.
7. Vị chi hà ti (tai)?

Dịch nghĩa:

1. Đi ra từ cửa bắc,
2. Lòng buồn ảo não.
3. Rốt cuộc đã nghèo đã khó.
4. Không ai biết nỗi gian nan của ta.
5. Đã đành vậy thôi!
6. Trời thật đã làm như thế,
7. Thì còn nói làm sao nữa đặng?

Dịch thơ:

Ta từ cửa bắc đi ra,
Lòng buồn ảo não xót xa muôn vàn.
Suốt đời khốn khó bần hàn,
Không ai biết nỗi gian nan ngậm ngùi.
Đã đành như thế vậy thôi.
Thật vì cảnh ấy do trời làm ra.
Nói làm sao nữa được mà!

Chú giải của Chu Hy :

Chương này thuộc tỷ. bắc môn = cửa bắc, quay lưng lại dương, hướng mặt về âm, ngược với ánh sáng, hướng về bóng tối; ân ân = buồn; cụ = không có gì cung ứng về nghi lễ.

Người hiền tài nước Vệ ở vào thời loạn, phải thờ hôn quân, vì bất đắc chí cho nên đi ra cửa bắc mà phô tả việc ấy để tự ví với mình, và lại than thở sự nghèo khó của mình mà người ta không biết đến, rồi đổ về cho trời vậy.

Chương II

8. Vương sự thích ngã,
9. Chính sự nhất tỳ ích ngã.
10. Ngã nhập tự ngoại,
11. Thất nhân giao biến chính ngã.
12. Dĩ yên ti (tai)!
13. Thiên thực vi chi.
14. Vị chi hà ti (tai)?

Dịch nghĩa:

8. Việc vua sai cứ đến ta,
9. Việc chính trị nhất thiết dồn dập lại vào ta.
10. Ta từ ngoài bước vào nhà,
11. Người trong nhà đều chỉ trích ta.
12. Đã đành vậy thôi!
13. Trời thật đã làm như thế.
14. Thì còn nói làm sao nữa?

Dịch thơ:

Việc vua sai khiến một ta,
Bao nhiêu chính sự tăng gia vào mình.
Từ ngoài ta đến gia đình,
Người nhà chỉ trích thậm tình vào ta.
Đành thôi như thế đấy mà!
Thật vì cảnh ấy trời đã khiến xui.
Nói làm sao nữa hởi ôi!

Chú giải của Chu Hy:

Chương nầy thuộc phú. vương sự = việc của vua sai khiến; thích = đi đến; chính sự = việc chính trị của nước ấy; nhất = hềt thảy; tỳ = bồi thêm cho dầy cho nhiều; thất = nhà; trích = trách.

Việc của vua sai cứ đến ta mãi, việc chính trị nhất thiết cứ tăng thêm mãi vào ta. Việc đã lao nhọc như thế mà ta lại nghèo khó lại quá lắm. Người nhà đã đến lúc không lấy gì mà sống yên được, đều cùng chỉ trích ta. Thế thì nỗi khốn đốn ở trong và ở ngoài đã tột bực rồi vậy.

Chương III

15. Vương sự đôi ngã,
16. Chính sự nhất tỳ dôi (dị) ngã.
17. Ngã nhập tự ngoại,
18. Thất nhân giao biến tồi ngã.
19. Dĩ yên ti (tai)!
20. Thiên thực vi chi.
21. Vị chi hà ti (tai)!

Dịch nghĩa:

15. Việc vua sai cứ ném vào ta,
16. Việc chính trị nhất thiết cứ dồn dập vào ta.
17. Ta từ ngoài bước vào nhà,
18. Người trong nhà đều hủy hoại ta.
19. Đã đành vậy thôi!
20. Trời thật đã làm như thế.
21. Thì còn nói làm sao nữa?

Dịch thơ:

Việc vua cứ ném vào mình,
Riêng nhiều chính sự riêng dành ta thôi.
Vào nhà ta bước từ ngoài.
Người nhà hủy hoại lắm lời với ta.
Thôi đành như thế đấy mà!
Thật vì cảnh ấy trời đã khiến xui.
Nói làm sao nữa hởi ôi!

Chú giải của Chu Hy:

Chương nầy thuộc phú. đôi = ném, liệng; dị (đọc dôi cho hợp vận) = gia tăng thêm; tồi = hủy hoại.

Thiên Bắc môn có 3 chương, mỗi chương 7 câu.

Dương thị nói rằng: Người trung tín thì phải được bổng lộc trọng hậu. Như thế là để khuyến khích kẻ sĩ. Tôi trung của nước Vệ đến nỗi phải nghèo khó, mà chẳng ai hiểu biết đến nỗi gian khổ. Thì đó là không có đạo khuyến khích kẻ sĩ vậy. Cho nên người làm quan mới bất đắc chí. Nhưng trái lại đấng tiên vương coi kẻ bầy tôi như tay chân, thì há lại có sự đem công việc ném dồn vào cho kẻ bầy tôi mà không hiểu biết đến nỗi gian khổ hay sao? Nhưng nay vua đã không chọn công việc để giao phó cho kẻ bầy tôi, và kẻ bầy tôi ấy lại không có lời thán oán, vì biết rằng chẳng làm sao được, nên cứ đổ trút cho trời, thì quả là bực tôi trung vậy./.

********

Trích Triệu Phi Loạn Yên Bang

15. Vương sự đôi ngã,
16. Chính sự nhất tỳ dôi (dị) ngã.
17. Ngã nhập tự ngoại,
18. Thất nhân giao biến tồi ngã.
19. Dĩ yên ti (tai)!
20. Thiên thực vi chi.
21. Vị chi hà ti (tai)!

Bao nhiêu chính sự vào ta
Chuyện công chuyện nhà cũng ta
Thế mà phải đứa thất phu
Nó chẳng nễ trọng đến ta
Đành thôi như thế đấy mà
Cũng tại ông trời khiến xui
Nói làm sao nữa hởi ôi!
tieuthanhthanh
Member
 
Posts: 1398
Joined: Wed Feb 23, 2005 10:03 pm

Re: Đường Thi

Postby maitruclinh » Thu Aug 23, 2012 7:22 pm

Chi ơi làm nữa đi em đọc đó nhen. :yes: :yes: :thanks:
maitruclinh
Member
 
Posts: 119
Joined: Tue Oct 06, 2009 11:01 pm

Re: Đường Thi

Postby tieuthanhthanh » Mon Sep 14, 2015 11:39 pm

Trích Tần Chiêu Đế

Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh
Kính tu cô thủ đối quân chước
nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu


Tương Tiến Tửu

Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát
Triêu như thanh ti mộ như tuyết
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng
Thiên kim tán tận hoàn phục lai
Phanh dương tể ngưu thả vi lạc
Hội tu nhất ẩm tam bách bôi
Sầm phu tử, Đan Khâu sinh
Tương tiến tửu
Bôi mạc đình
Dữ quân ca nhất khúc
Thỉnh quân vị ngã trắc nhĩ thinh
Chung cổ soạn ngọc bất túc quí
Đãn nguyện trường túy bất nguyện tinh
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh
Trần Vương tích thời yến Bình Lạc
Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền
Kính tu cô thủ đối quân chước
Ngũ hoa mã
Thiên kim cừu
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu.

Dịch nghĩa

Sắp Mời Rượu

Bạn chẳng thấy sao: nước sông Hoàng Hà từ trên trời rơi xuống
Chảy băng băng ra bể không bao giờ trở lại
Lại chẳng thấy sao: gương sáng trong nhà cao soi bật nỗi buồn tóc trắng
Mới khi sáng còn xanh như tơ, chiều đã như tuyết
Con người ta sống mà được đắc ý thì nên hết sức vui
Đừng để chén vàng cạn dưới ánh trăng
Trời sinh ta có tài ắt sẽ có chỗ dùng
Ngàn vàng tiêu hết rồi lại có
Mổ bò nấu dê để làm tiệc vui
Gặp nhau nên uống một lần ba trăm chén
Hỡi thầy giáo Sầm, hỡi học trò Đan Khâu
Rượu sắp mời rồi
Chớ ngừng chén
Vì các bạn, ta hát một bài
Tất cả hãy vì ta mà nghiêng tai nghe
Dù cỗ bàn thịnh soạn có chuông trống cũng chưa đáng quý
Ta chỉ muốn say hoài, không muốn tỉnh
Thánh hiền xưa nay đều bặt tiếng
Chỉ có kẻ uống rượu được lưu danh
Ngày trước Trần Vương yến tiệc ở cung Bình Lạc
Rượu vạn đồng một đấu uống vui thoải mái
Chủ nhân cớ sao nói ít tiền
Nên mau mua lấy để ta chuốc chén với các bạn ta
Đây ngựa năm màu
Đây áo cừu quý ngàn vàng
Bảo trẻ con đi đổi lấy rượu ngon
Ta hãy cùng nhau phá cho tan nỗi buồn muôn thuở.

Dịch ra song thất lục bát

Trần Trọng Kim:

Anh chẳng thấy Hoàng Hà nước nọ,
Tự trên trời chảy đổ ra khơi.
Ra khơi thôi thế là thôi,
Về nguồn trở lại có đời nào đâu.

Anh chẳng thấy nhà cao gương sáng,
Những buồn tênh vì mảng tóc thưa.
Sớm còn xanh mượt như tơ,
Tối đà như tuyết bạc phơ bời bời.

Khi đắc ý cứ chơi cho phỉ,
Dưới vầng trăng đừng để chén không.
Có thân âu hẳn có dùng,
Ngàn vàng tiêu hết lại hòng kiếm ra.

Trâu dê mổ, tiệc hoa trần thiết,
Ba trăm chung cạn hết một lần.
Sầm phu tử, Đan Khâu quân,
Rượu kèo xin chớ ngại ngần uống ngay.

Hát một khúc vì ai an ủy,
Lắng tai nghe ý vị khôn cùng.
Quí gì soạn ngọc cổ chung,
Muốn say say mãi tỉnh không thú gì.

Bao hiền thánh xưa kia lặng lẽ,
Chỉ anh say tiếng để đời đời.
Trần vương Bình Lạc mua vui,
Mười ngàn đấu rượu chơi bời thỏa thuê.

Chủ ông hỡi, chớ chê tiền ít,
Mua rượu về chén tít cùng ta.
Cừu thiên kim, ngựa ngũ hoa,
Đem đi đổi rượu, khề khà uống chơi.

Sầu đâu dằng dặc muôn đời.

http://chimviet.free.fr/vanco/thutu/thutn096_Tuongtientuu.htm
tieuthanhthanh
Member
 
Posts: 1398
Joined: Wed Feb 23, 2005 10:03 pm

Re: Đường Thi

Postby Ti » Tue Sep 15, 2015 5:37 pm

hihih... chôm 4 câu thơ cho TCĐ.
Ti
Site Admin
 
Posts: 24046
Joined: Fri May 28, 2004 6:08 pm


Return to Vườn Thơ Ngớ Ngẩn

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1 guest

cron