VuLinh.net's Forum

Diễn đàn của VuLinh.net
It is currently Mon May 20, 2024 10:48 am

All times are UTC - 8 hours




Post new topic Reply to topic  [ 23 posts ]  Go to page Previous  1, 2
Author Message
PostPosted: Fri Nov 13, 2015 6:32 am 
Member

Joined: Mon Sep 22, 2008 8:24 pm
Posts: 2711
Không biết nói gì hơn vì không đủ lời, vả lại Tuấn đã biết/hiểu nhiều cái đám "tree trunks", chỉ biết đứng một bên :ym41: :ym41: :ym41: đồng ý và chờ đợi "Bá Nha, Tử Kỳ" :kiss: :kiss: :kiss: :flower: :flower: :flower:


Top
 Profile  
 
PostPosted: Fri Nov 13, 2015 11:32 pm 
Member

Joined: Sat Feb 05, 2011 9:56 pm
Posts: 364
Cảm ơn má 6! :ym1:

Chợt nhớ hình như có một post nào đó, VT có nói đến điệu hồ quảng Cố Lão Mành Bản và cũng có nói là không biết vì sao nó có tên đó. Sẳn đang nhờ cây Dao cầm để quăng bắt, bàn vui với em gái, mạng phép cho anh trao đổi cùng em và forum theo kiến thức rất giới hạn của mình....

Qua tham khảo cá nhân về cây Dao cầm thì nó là cây đàn đc xem là báu vật trong kho tàn văn hoá Trung Hoa. Cây Dao cầm (hay Cổ cầm, theo ngôn ngữ hiện đại) là cây đàn rất quý, đc chế tạo từ gỗ cây ngô đồng. Việc này là vì họ lấy từ huyền thoại vua Phục Hy, tức vị vua đầu tiên thời Tam Hoàng Ngũ Đế (khoảng thế kỷ thứ 28 TCN) rằng, có một hôm dạo chơi, vua thấy có năm sắc sao rơi xuống trên cây ngô đồng trong vườn thượng uyển và rồi có chim Phượng Hoàng bay xuống đậu trên cây ấy. Do vì Phượng Hoàng là chúa của các loài chim, mà lại đáp trên cây ngô đồng thì vua chắc rằng cây ắt hấp thụ tinh hoa của trời đất, tức là gỗ linh, có thể chế tạo ra nhạc cụ cung đình!

Xin nói sơ qua là cây ngô đồng chắc không xa lạ gì với nước Việt Nam chúng ta. Đặc biệt là những ai đã từng về thăm đất thần kinh Huế, vào viếng khu Đại Nội thì sẽ thấy loại cây này rất nhiều. Đó là vì ông bà ta xưa cho rằng, loại cây này có nguồn gốc từ một huyền thoại "vương giả", nên cây ngô đồng chỉ đc trồng ở những nơi quyền quý, thiêng liêng như cung điện hay trong khuôn viên hoàng lăng, nhất là lăng các vua đời nhà Nguyễn. Cây ngô đồng cũng đã đc vua Minh Mạng cho chạm khắc trên Cửu Đỉnh- một di sản văn hoá Việt đc trưng bày nơi di tích cung đình Huế.

Trở lại với câu chuyện cây Dao cầm thì khi nghiệm ra giá trị cây ngô đồng, vua Phục Hy liền cho người chặt cây rồi phân thành ba đoản theo thuyết phong thủy- Thiên, Địa, và Nhân. Sau đó, vua phát hiện ra là đoạn ngọn có âm thanh quá trong và nhẹ, đoạn gốc thì đục và nặng, duy chỉ có đoạn giữa thì âm thanh vừa trong vừa đục, hợp với thính giác. Vua cho ngâm đoạn giữa thân cây trong nước đúng 72 ngày đêm, rồi vớt lên phơi trong mát cho thật khô. Vua chọn ngày tốt, gọi thợ đến chế tạo thân cây thành nhạc cụ, và đặt tên cho đàn là Dao cầm. Cũng theo truyền thuyết thì khi đàn đc khảy lên thì tất cả các loài thú hoang trong rừng đều yên lặng để lắng nghe. Đây cũng chính là cây đàn Bá Nha đã dùng và đập nát đi khi Tử Kỳ qua đời.

Xin không nói quá dài hơn thêm về Dao cầm, sẽ chiếm mất thời gian bởi đây là nhạc cụ rất đặc biệt, có ý nghĩa sâu sắc về mặt lịch sử và văn hoá Trung Hoa...Song, cũng xin mượn Dao cầm (Cổ cầm) để thử suy luận về điệu nhạc Cố Lão Mành Bản ít nhiều. Nói như thế là vì trong các điệu nhạc Cổ cầm còn lưu truyền cho đến nay phải nói đến Quảng Lăng Tán, Ly TaoLưu Thuỷ... mà mỗi khúc nhạc cổ có tên trên đây đều mang nguồn gốc từ câu chuyện huyền thoại, hoặc sử kiện nào đó.

Cụ thể như điệu Lưu Thủy gắn liền với tình bạn tri âm Bá Nha - Tử Kỳ, miêu tả lúc Bá Nha khảy đàn cho Tử Ký nghe mà ý tưởng lại xuôi về một dòng nước chảy, khiến Kỳ phải buộc miệng khen rằng:

"Ðẹp thay, mông mênh kìa, chí tại lưu thủy!"
.


Khúc Ly Tao thì có nguồn gốc từ lời thở than của Khuất Nguyên (một nhà thơ, chính trị gia, kiêm đại thần nước Sở, đã sống vào cuối thời Chiến Quốc, tức khoảng thế kỷ 5 TCN) với một ngư phủ về thế sự rằng ông đã dốc hết lòng trung, thờ vua một dạ mà vẫn bị đứa nịnh thần gièm pha, ly gián...

Khúc Quảng Lăng Tán gắn với câu chuyện Kê Khang, khi chịu thọ hình giữa chợ đã thốt lên rằng: "Từ đây, khúc nhạc này sẽ bị thất truyền!" Câu chuyện về Kê Khang rất dài dòng nhưng xin nói sơ ông là một người với biệt tài cầm, kỳ, thi, họa, đã sống dưới thời nhà Ngụy (khoảng thế kỷ thứ 3), bị Tư Mã Chiêu nghi ngờ phường phản loạn nên đã giết chết. Kê Khang cũng là nhân vật đã được cụ Nguyễn Du nhắc đến trong tuyệt phẩm Đoạn Trường Tân Thanh qua hai câu thơ:

Kê Khang này khúc Quảng Lăng,
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân.

Đoạn thơ trên đã được cố nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc, lấy tựa là Khúc Nhạc Kê Khang, như để tiếc thương hiền nhân...

Thế thì không rõ có phải tên gọi cho các giai điệu hồ quảng như Cố Lão Mành Bản, vốn có nguồn gốc từ nghệ thuật Quảng Đông có chi tương tự như những điệp khúc Cổ cầm trên? Thiết nghĩ, nếu đó cũng thuộc nền văn nghệ thuật Trung Hoa thì có thể nào chúng ta có một nhận thức tổng quát về nguồn gốc tên gọi của những giai điệu tuy lạ mà quen ấy?


Top
 Profile  
 
PostPosted: Sat Nov 14, 2015 3:25 pm 
Member

Joined: Sun Dec 19, 2010 8:36 am
Posts: 354
[quote="Nguyen Tuan"]
Qua tham khảo cá nhân về cây Dao cầm thì nó là cây đàn đc xem là báu vật trong kho tàn văn hoá Trung Hoa. Cây Dao cầm (hay Cổ cầm, theo ngôn ngữ hiện đại) là cây đàn rất quý, đc
Trở lại với câu chuyện cây Dao cầm thì khi nghiệm ra giá trị cây ngô đồng, ...
Cá nhân tui thì chả biết ca, hay đánh nhạc cụ, nhưng có 1 con tim và cái tai thích nghe và thưởng thức nhạc cụ. Chính vì thế mà hay khen với Ti là chịu chơi mướn dàn nhạc cho HQ của ĐNam là "full band" và "cưụ tân" đầy đủ.
Cám ơn NTuấn cho biết rõ huyền thoaị Dao Cầm/Cổ Cầm, đọc rất thích thú. 1 câu hỏi ngu nha NT: có phải DC/CC là đờn tranh không vậy? hay là đờn gì vậy?
Trong gđ có 1 bà chị, tuổi cũng trọng, không thích cải lương nhiều, nên không tham dự trong nhà này. Chị còn nhỏ, trong tuổi Trung Học thì chơi guitar. Bây giờ có thì giờ lại say mê chơi và trao dồi thêm: đờn tranh, đờn 1 dây v.v.. Có lẽ sẽ cho chị ấy đọc cái tiểu sử của cây D/Cầm này mới được. Nhửng nhạc cụ của chị đích thân chị đặc mua từ 1 lò chuyên về làm tay nhửng nhạc cụ này tại VN. Gọi phone về, đặc mua, kiểu gổ khắc vv..v, rồi sẳn về VN, ghé lấy và khệ nệ mang lên máy bay trở về Mỹ.
Xưa giờ cứ tường cây "ngô đồng" là cây ngô ờ ngoài đồng. Ai ngờ ngô đồng là gổ quý. NTuấn cho 1 vài kiến thức thoải mái và thích thú.


Top
 Profile  
 
PostPosted: Sat Nov 14, 2015 9:51 pm 
Member

Joined: Sat Feb 05, 2011 9:56 pm
Posts: 364
lami wrote:
1 câu hỏi ngu nha NT: có phải DC/CC là đờn tranh không vậy? hay là đờn gì vậy?

Chị lami, chắc không có câu hỏi nào ngu đâu, thưa chị! :ym1: Chúng ta cùng học hỏi của nhau để trao đổi kiến thức thôi mà. :ym1:

Tôi định không viết quá dài về cây đàn này, mà thực sự càng hiểu nhiều về nó, tôi thấy nó rất xứng đáng là kho tàn văn hoá lưu truyền mai hậu. Xin phép trả lời thắc mắc của chị là đàn dao cầm này không phải là đàn tranh thưa chị. Nó chỉ có ngoại hình tương tự thôi. Thật ra, người ta dễ nhầm lẫn là vì Dao cầm có lẽ là cây đàn ra đời rất sớm ở Trung Hoa nên lúc ấy người ta dùng từ Cầm để nói về cây đàn Cổ cầm. Nói đúng hơn là để phân biệt với Tranh (đàn tranh), Tiêu, hay Tì Bà, vv... Mãi đến thời hiện đại của chúng ta thì chữ Cầm mới trở thành danh từ chung dùng cho tất cả các loại nhạc cụ có dây.

Thực chất Dao cầm là cây đàn cổ nhất Trung Hoa với bề dày lịch sử trên dưới 3000 năm, đã đc UNESCO công nhận là di sản văn hoá của nhân loại. Có lẽ bởi nó mang ý nghĩa tâm linh rất nhiều nên các thợ, khi chế tạo, luôn phải rất chú trọng từng chi tiết một. Đàn phải có chiều dài đúng 3 thước, 6 tấc, 1 phân để ứng với 361 độ chu thiên trong năm. Mặt trước của đàn phải rộng 8 tấc để ứng với 8 tiết. Mặt sau của đàn phải đúng 4 tấc để ứng theo 4 mùa. Bề dày 2 tấc là ứng với lưỡng nghi. Đàn có 12 phím là tượng trưng cho 12 tháng trong năm, nhưng sau này thì người ta cho thêm một phím nữa trên đàn cho ứng với tháng nhuận. Năm dây trên đàn là ứng theo Ngũ Hành. Đàn có khả năng tạo nên trên 100 điệu, từ các âm cơ bản (ngũ âm): Cung – Thương – Dốc – Chủy – Vũ. Ban đầu đàn chỉ có 5 dây ấy mà thôi, sau lại thêm hai dây Văn – Võ nên cây đàn này còn có tên thường gọi khác là Thất Huyền Cầm (cây đàn 7 dây). Thế thì tôi xin đc trở lại với câu hỏi của chị lami là có phải cây Dao cầmđàn tranh hay không thì xin được thưa với chị là đàn tranh có tên khác là Thập Lục Cầm, có nghĩa là cây đàn có 16 dây. Như vậy đây là hai loại đàn khác nhau về số dây nhưng thực chất nó cùng một họ.

Xin nói thêm vì sao có thêm 2 dây trên đàn là vì theo truyền thuyết rằng khi dưới thời vua Thuấn, lúc còn đàn Ngũ Huyền thì thiên hạ thái bình. Đến đời vua Vũ Vương thì khi ông đem quân phạt Trụ, ông lại mang đàn ra trận đánh và ông thêm một dây nữa, gọi đó là dây . Khi Văn Vương thất trận, bị tống giam ở Dũ Lý thì con trai của ông là Bá Ấp Khảo nhớ thương cha bèn đem đàn ra đánh lên tiếng oán và đặt tên cho âm đó là dây Văn. Cũng từ huyền thoại đó, Thất Huyền Cầm đã chính thức ra đời.

Ngoài những chi tiết trên, đàn còn có 6 điều kỵ và 7 điều không nên- đại khái là người nhạc công phải tránh những cái như khảy đàn trong thời tiết trái mùa, gió lớn, mưa bão, khi đang thọ tan, v.v...Lý do là vì họ tin rằng có kiên thì có lành, nên nếu muốn cho tiếng đàn đạt đến mức tuyệt hảo thì phải giữ đúng theo những nguyên tắc đượm chất tâm linh đó.

Nhìn chung thì Cổ cầm quả thật là một tác phẩm nghệ thuật cổ truyền mà ngày nay gần như đã đi vào quên lãng. Đó là vì số lượng các nghệ nhân biết xử dụng đàn này và hơn thế nữa, phải am tường những giai điệu cổ truyền để đàn sao cho hay, ngày càng hiếm đi.

Và dưới đây là hình ảnh chiếc Dao cầm, mời chị lami và các bạn cùng xem qua...

Image


Top
 Profile  
 
PostPosted: Sat Nov 14, 2015 11:50 pm 
Site Admin

Joined: Fri May 28, 2004 6:08 pm
Posts: 24046
Đọc bài viết anh về cây đàn mà em như vịt nghe sấm á :ym105:


Top
 Profile  
 
PostPosted: Sun Nov 15, 2015 9:15 am 
Member

Joined: Mon Sep 22, 2008 8:24 pm
Posts: 2711
Thêm một con vịt nửa nè... :ym21: :ym21: :ym21: , nhưng đọc tới, đọc lui thấy cũng hay hay, cám ơn Tuấn có ngày giờ vào đây "giáo huấn"... :thanks: :thanks: :thanks: và... :ym77: :ym77: :ym77:


Top
 Profile  
 
PostPosted: Sun Nov 15, 2015 10:31 am 
Member

Joined: Sun Dec 19, 2010 8:36 am
Posts: 354
Bà chị có đọc cái tham khảo Tuấn viết về nhạc cụ DC/CC. She thích lắm là người mê đàn mà. Cám ơn NT thêm cái pic. của DC/CC này. Bây giờ thì trả Tuấn về cái bàn luận của TCD.


Top
 Profile  
 
PostPosted: Sat Nov 21, 2015 8:32 pm 
Member

Joined: Sat Feb 05, 2011 9:56 pm
Posts: 364
Cảm ơn chị lami! :ym1:

Cũng mong các bạn thông cảm! Gần đến lễ và cuối năm, công việc tăng gấp đôi, gấp ba. Nhưng sẽ cố gắng hết mình để post phần kế tiếp sớm nhất. :ym1:


Top
 Profile  
 
Display posts from previous:  Sort by  
Post new topic Reply to topic  [ 23 posts ]  Go to page Previous  1, 2

All times are UTC - 8 hours



You cannot post new topics in this forum
You cannot reply to topics in this forum
You cannot edit your posts in this forum
You cannot delete your posts in this forum
You cannot post attachments in this forum

Search for:
Jump to:  
Powered by phpBB® Forum Software © phpBB Group